Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc Việt Nam cũng chính là người đã khởi xướng, rèn luyện và để lại nhiều bài học quý báu cho đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng của Đảng đã từng nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Phải dạy lý luận, công tác, chuyên môn cho cán bộ, đảng viên. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự”. Học tập và làm theo lời dạy của Bác, những năm qua, trên suốt chặng đường cách mạng, trong kháng chiến và kiến quốc, Đảng ta luôn khẳng định công tác Tuyên giáo có vai trò đặc biệt, là một lĩnh vực trọng yếu trong công tác lãnh đạo, tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân và tổ chức nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở mọi thời kỳ, mọi chặng đường đất nước.
I- LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG
1- Lịch sử
Lịch sử ngành tuyên giáo gắn liền với quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Ngày 01/08/1930, Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng đã phát hành tài liệu “Ngày Quốc tế đỏ 01/08”, lên án chiến tranh đế quốc, kêu gọi giai cấp công nhân và các tầng lớp khác trong xã hội vùng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bảo vệ hoà bình, bảo vệ Liên bang Xô - Viết. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, quần chúng công nông cả nước đã đồng loạt tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình chống chiến tranh đế quốc tạo thành cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Ngày 01/08 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Với ý nghĩa đó, năm 2000, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VIII) quyết định lấy ngày 01/08 hằng năm làm ngày truyền thống công tác Tư tưởng - Văn hoá (nay là ngày truyền thống ngành Tuyên giáo) của Đảng.
Cho dù tên gọi ở mỗi thời kỳ có khác nhau, song về cơ bản, Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác đó.
Trong các cuộc đấu tranh oanh liệt trước cách mạng tháng Tám mặc dù bị kẻ thù đàn áp đẫm máu, những cán bộ tuyên truyền của Đảng vẫn gan góc chiến đấu, đưa đường lối của Đảng đến với quần chúng công nông, thắp lên niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng cộng sản, vào thắng lợi ngày mai của Đảng, của dân tộc. Nhiều cán bộ tuyên truyền đã cùng đồng chí, đồng bào biến nhà tù đế quốc thành trường học đấu tranh cách mạng, biến nhà máy, hầm mỏ, đồng ruộng, bản làng thành nơi rèn luyện ý chí chiến đấu, nơi gắn kết máu thịt mang tính sống còn giữa Đảng với nhân dân. Truyền thống vẻ vang đó tiếp tục được phát huy cao độ trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, động viên toàn Đảng, toàn dân ta nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đánh thắng mọi kẻ thù hung bạo, giữ vững bờ cõi thiêng liêng, đưa cả nước đi lên CNXH.
Trong thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới, công tác tuyên giáo đã góp phần nâng cao nhận thức về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiên định những vấn đề quan điểm có tính nguyên tắc; nâng cao sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH ở nước ta. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, nhiều tổ chức đảng và đảng viên đã trưởng thành mọi mặt về phẩm chất chính trị; đổi mới tư duy lý luận cũng như năng lực lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và công tác vận động quần chúng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước thời gian qua đã góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, tăng thêm niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, nêu cao ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến vào công cuộc đổi mới đất nước cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Công tác tuyên giáo góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác dụng giáo dục, thuyết phục cao. Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước, tạo động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, khắc phục được những lệch lạc trong đời sống xã hội.
Công tác tuyên giáo, kịp thời phản bác các luận điệu vu cáo xuyên tạc của các thế lực thù địch, đấu tranh với các hành vi sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
2. Ý nghĩa
Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo (1-8) mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng, văn hóa sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của lĩnh vực công tác tuyên giáo của Đảng- lĩnh vực có lịch sử ra đời sớm nhất trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khẳng định tầm quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng trong các hoạt động thành lập Đảng Cộng sản cũng như trong công tác lãnh đạo của Đảng.
Công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào việc hình thành cương lĩnh, đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, đề ra những khẩu hiệu hành động đúng lúc và sát hợp với nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước thành hành động tự giác của hàng triệu quần chúng, thành cao trào cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Công tác tư tưởng cũng góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các thế hệ cán bộ trung kiên, có đức, có tài của Đảng và Nhà nước để từ đội ngũ này mà giáo dục, giác ngộ, tập hợp, tổ chức, cổ vũ, động viên quần chúng tiến hành các hoạt động cách mạng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống lại sự tấn công của lực lượng thù địch và các phần tử cơ hội chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng.
Công tác tuyên giáo góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng, tăng thêm niềm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, nêu cao ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong kháng chiến vào công cuộc đổi mới đất nước. Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân, tạo động lực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, khắc phục được những lệch lạc trong đời sống xã hội. Cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: “Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng, đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí” do đó “Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm tròn nhiệm vụ của Đảng” và đó chính là một trong những vị trí trọng yếu của công tác tư tưởng. Mọi thắng lợi của cách mạng Việt